Giới thiệu tổng quan về Phường Trường Sơn
Giới thiệu tổng quan về Phường Trường Sơn
Địa giới hành chính:
Phường Trường Sơn nằm ở cực nam của thành phố Sầm Sơn.
· Phía đông và phía nam giáp vịnh Bắc Bộ.
· Phía tây giáp phường Quảng Vinh, thành phố Sầm Sơn (sông Đơ là ranh giới tự nhiên).
· Phía bắc giáp phường Quảng Châu và phường Bắc Sơn, thành phố Sầm Sơn.
Lịch sử hành chính:
Vùng đất thuộc phường Trường Sơn ngày nay, vào đầu thế kỉ 19 thuộc tổng Giặc Thượng, huyện Quảng Xương, phủ Tĩnh Gia, nội trấn Thanh Hóa. Năm Minh Mạng thứ 2 (1821), tổng Giặc Thượng đổi thành tổng Kính Thượng, sau đổi thành tổng Cung Thượng, huyện Quảng Xương, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Đến trước Cách mạng tháng Tám (1945), là một phần đất của làng Núi (Sầm Thôn), xã Lương Niệm và làng Trường Lệ, xã Trường Lệ, cùng thuộc tổng Cung Thượng. Từ tháng 6 năm 1946 đến tháng 11 năm 1947 là một phần đất của làng Núi, xã Sầm Sơn và làng Trường Lệ, xã Lê Viêm, huyện Quảng Xương.
Từ tháng 11 năm 1947, các xã Sầm Sơn và Trường Sơn sáp nhập thành xã Quảng Tiến, các xã Lãnh Phiên, Bạch Đằng và Lê Viêm sáp nhập thành xã Quảng Châu, huyện Quảng Xương. Tháng 6 năm 1954, xã Quảng Tiến được chia thành các xã: Quảng Tiến (mới), Quảng Sơn, Quảng Tường và Quảng Cư, xã Quảng Châu chia thành các xã: Quảng Châu (mới), Quảng Thọ, Quảng Vinh, địa giới phường Trường Sơn lúc này thuộc làng Núi, xã Quảng Sơn và xóm Vinh Sơn, xã Quảng Vinh.
Năm 1963, xã Quảng Sơn chuyển từ huyện Quảng Xương về thị trấn Sầm Sơn mới thành lập (thị trấn Sầm Sơn trực thuộc tỉnh Thanh Hóa).
Năm 1981, xóm Vinh Sơn chuyển từ huyện Quảng Xương về thị xã Sầm Sơn mới thành lập[11].
Năm 1983, phường Trường Sơn được thành lập[3], gồm các thôn: Bắc Nam, Thành Ngọc, Sơn Hải, Tài Lộc, Sơn Thủy, Trung Mới, Sơn Lợi, Sơn Thắng của làng Núi và thôn Vinh Sơn, hiện nay gồm các khu phố tương ứng với các thôn nêu trên.
Bãi biển Sầm Sơn, nhìn về phía dãy núi Trường Lệ
STT | Tên khu phố | Mã bưu chính |
1 | Khu phố Bắc Nam | 442087 |
2 | Khu phố Thành Ngọc | 442088 |
3 | Khu phố Sơn Hải | 442089 |
4 | Khu phố Sơn Thủy | 442090 |
5 | Khu phố Tài Lộc | 442091 |
6 | Khu phố Trung Mới | 442092 |
7 | Khu phố Sơn Thắng | 442093 |
8 | Khu phố Sơn Lợi | 442094 |
9 | Khu phố Vinh Sơn | 442095 |
Di tích và thắng cảnh
Trên địa bàn phường Trường Sơn có cụm di tích và danh thắng cấp quốc gia được công nhận từ năm 1962 gồm đền Độc Cước, đền Cô Tiên, đền Tô Hiến Thành, hòn Trống Mái, bãi tắm Sầm Sơn Ngoài ra, còn có một di tích cấp tỉnh[1]. Phường Trường Sơn cũng có gần 1 km bãi biển phục vụ du lịch.
Đền Độc Cước
Bài chi tiết:
Đền Độc Cước nằm trên hòn Cổ Giải của núi Trường Lệ, thuộc khu phố Sơn Hải, phường Trường Sơn.
Đền thờ thần Một Chân (Độc Cước), theo truyền thuyết đã có công tự xẻ đôi thân mình, dẹp loài Thuỷ Quái, bảo vệ dân chài Sầm Sơn. Theo sắc phong năm Cảnh Hưng thứ 14 (1783) còn giữ lại trong đền thì thần Độc Cước tên là Chu Văn Khoan, được vua phong "Độc Cước Sơn Triều". Đền đã qua nhiều lần trùng tu, hiện còn những chiếc cột bằng gỗ lim, gỗ chò và một số đồ thờ, bia, tượng, có phong cách nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 18 và 19.
Đền Độc Cước là nơi diễn ra Lễ hội bánh chưng bánh dày hàng năm vào ngày 12 tháng 5 âm lịch.
Đền Tô Hiến Thành
Đền thờ Tô Hiến Thành
Đền nằm ở sườn đông bắc của núi Trường Lệ, cách đền Độc Cước 300 m, thuộc khu phố Sơn Hải, phường Trường Sơn[15]. Đền thờ Thái uý Tô Hiến Thành thời Lý. Năm 1161, Tô Hiến Thành được Lý Thánh Tông cử cầm quân vào dẹp loạn ở vùng ven biển Thanh Hoá, giúp nhân dân địa phương mới được an cư lạc nghiệp. Sau này, ông được nhân dân nhiều địa phương ven biển Thanh Hóa lập đền thờ. Hiện nay, đền chỉ còn lại bộ kiệu từ xưa, đang được cất giữ trong đền Độc Cước. Hàng năm, nhân dân địa phương tổ chức lễ hội thắp hương ở đền vàp ngày 16 tháng 2 âm lịch.
Đền Cô Tiên
Đền nằm ở phía nam núi Trường Lệ, thuộc khu phố Vinh Sơn, phường Trường Sơn, thờ một người con gái làm nghề thuốc cứu nhân độ thế. Địa thế của đền khá thoáng đãng, từ đây có thể nhìn thấy bãi biển các xã Quảng Vinh, Quảng Hùng, huyện Quảng Xương, đảo Hòn Mêvà vùng biển Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia.
Theo truyền thuyết, trong làng có đôi trai gái yêu nhau tha thiết. Chẳng may cô gái bị bệnh hủi, nên bị đuổi khỏi làng. Cô gái phải ra hang núi ở và chàng trai cũng bỏ làng ra theo, rồi họ trở thành vợ chồng. Một lần tình cờ cô gái hái một loại lá cây ăn và lành bệnh. Từ đó nàng làm nghề thuốc để cứu nhân độ thế. Khi mất, nàng được lập đền thờ, gọi là đền Cô Tiên. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng đền này là nơi thờ vọng thần Độc Cước.
Niên đại cũ nhất còn ghi lại trong đền là năm Thành Thái thứ 2 (1890). Trong đền hiện còn những câu đối bằng chữ Hán. Năm 1960, Hồ Chí Minh đã thăm Đền Cô Tiên và đã gặp gỡ, trò chuyện với một số dân làng núi.
Đền Hoàng Minh Tự
Đền Hoàng Minh Tự thuộc khu phố Sơn Thuỷ, phường Trường sơn, còn được gọi là Đền Đệ Tam hay Đền Hạ (theo vị trí địa lý, Đền Độc Cước là Đền Thượng, Đền Tô Hiến Thành là Đền Trung). Đền nằm giữa khu nhà ở của cư dân, cách đền Tô Hiến Thành khoảng 300 m theo đường chim bay. Trước kia, xung quanh nhiều cây cổ thụ. Nhưng trong thế kỉ 20, đền đã bị phá, sau được trùng tu lại. Các hiện vật cũ gồm có nếp nhà có từ năm Bảo Đại thứ 3 (1929), hai bức tượng võ quan mặc triều phục, tay cầm gươm, chiếc kiệu song loan vào loại lớn, đang đặt ở đền Độc Cước và hai đạo sắc năm Thành Thái thứ 13 (1902) và Khải Định thứ 6 (1922).
Đền thờ vị nhân thần Hoàng Minh Tự, đỗ hoàng giáp, do đó là biểu tượng cho sự học hành đỗ đạt. Đền được công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh từ năm 2005.
Về nhân vật Hoàng Minh Tự, có tích cho rằng, ông vốn quê ở xã Quảng Vinh, huyện Quảng Xương, nhà nghèo phải đi ở. Gia chủ nuôi thầy trong nhà để dạy con học, Hoàng Minh Tự sáng dạ, nên nghe lỏm bài thầy giảng. Về sau ông đi thi và đỗ hoàng giáp. Khi nghỉ hưu, Hoàng Minh Tự đã về sống ẩn dật ở khu vực này. Khi ông mất, thi hài ông được mối đùn lên thành nấm mồ và rất linh thiêng, nên nhân dân địa phương đã lập đền thờ. Cũng có tích lại nói rằng Hoàng Minh Tự vốn là một viên quan của nhà Tống, tên thật là Hoàng Hiển. Khi nhà Tống bị tiêu diệt thì Hoàng Hiền cùng với một số gia thuộc chạy sang Việt Nam và tham gia đánh giặc Nguyên - Mông. Ông đã lập nhiều chiến công, nên được vua Trần phong 'Minh tự'. Vì thế nhân dân quen gọi ông là Hoàng Minh Tự. Về già, ông về ở ẩn ở vùng Kẻ Trường, nay là xã Quảng Vinh, huyện Quảng Xương. Sau khi ông mất, dân trong vùng lập đền thờ.
Hàng năm, vào ngày 26 tháng 2 âm lịch, đền tổ chức lễ tưởng niệm Hoàng Minh Tự[16].
Hòn Trống Mái
Không nhầm với Hòn Trống Mái trên
Hòn Trống Mái bên bãi biển Sầm Sơn
Hòn Trống Mái nằm trên đường từ đền Độc Cước lên đền Cô Tiên, gồm hai hòn đá lớn, chồng lên trên một bệ đá chênh vênh nhưng bền vững, được coi là biểu tượng của một cặp uyên ương chung thuỷ.
Theo truyền thuyết, thuở xa xưa, nơi đây là bờ biển. Một lần, có chàng trai đánh cá làng Trường Lệ thấy một cô gái bị sóng biển xô vào bờ. Chàng trai đã cứu sống nàng, rồi hai người yêu nhau và thành vợ chồng. Nhưng cô gái vốn là một nàng tiên bị Ngọc Hoàng đày xuống hạ giới. Hết hạn đày, Ngọc Hoàng sai chư thần xuống đưa tiên về trời, nhưng nàng không chịu. Khi Thiên Lôi được Ngọc Hoàng sai xuống trị tội thì thấy đôi vợ chồng cùng tất cả đồ đạc, gia súc trong gia đình đều đã biến thành đá, để được vĩnh viễn bên nhau.
Kinh tế:
Kinh tế của phường Trường Sơn chủ yếu dựa trên việc khai thác du lịch, ngoài ra còn một bộ phận dân cư làm nghề cá.
Theo thống kê năm 2006, tổng giá trị sản phẩm xã hội của phường Trường Sơn là 191 tỉ đồng, trong đó thủy sản chiếm 10% GDP. Có 357 trong tổng số 2.522 hộ với 750 lao động trong tổng số 11.850 nhân khẩu làm nghề cá và có 286 trong tổng số gần 800 tàu, thuyền của thị xã Sầm Sơn.
Giáo dục:
Trên địa bàn phường có Trường THPT Sầm Sơn.
Ngoài ra còn có THCS Nguyễn Hồng Lễ, THCS Trường Sơn và trường tiểu học Trường Sơn.
Giao thông:
Phường Trường Sơn là điểm đầu của quốc lộ 47.
Các đường phố chính: đường Lê Hoàn, đường Lê Lợi, đường Nguyễn Du, đường Hồ Xuân Hương, đường Tô Hiến Thành, đường Tây Sơn, đường Thanh Niên.
Nguồn từ: https://vi.wikipedia.org/wiki/
Tin cùng chuyên mục
-
PHƯỜNG TRƯỜNG SƠN TỔ CHỨC GIAO LƯU BÓNG CHUYỀN HƠI NAM
08/03/2025 00:00:00 -
Lễ hội Bánh chưng- Bánh giầy thành phố Sầm Sơn năm 2024
06/03/2025 00:00:00 -
ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN CÁC ANH HÙNG LIỆT SĨ, THƯƠNG BINH VÀ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
24/09/2023 22:07:38 -
Giới thiệu tổng quan về Phường Trường Sơn
01/08/2017 00:00:00
Giới thiệu tổng quan về Phường Trường Sơn
Giới thiệu tổng quan về Phường Trường Sơn
Địa giới hành chính:
Phường Trường Sơn nằm ở cực nam của thành phố Sầm Sơn.
· Phía đông và phía nam giáp vịnh Bắc Bộ.
· Phía tây giáp phường Quảng Vinh, thành phố Sầm Sơn (sông Đơ là ranh giới tự nhiên).
· Phía bắc giáp phường Quảng Châu và phường Bắc Sơn, thành phố Sầm Sơn.
Lịch sử hành chính:
Vùng đất thuộc phường Trường Sơn ngày nay, vào đầu thế kỉ 19 thuộc tổng Giặc Thượng, huyện Quảng Xương, phủ Tĩnh Gia, nội trấn Thanh Hóa. Năm Minh Mạng thứ 2 (1821), tổng Giặc Thượng đổi thành tổng Kính Thượng, sau đổi thành tổng Cung Thượng, huyện Quảng Xương, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Đến trước Cách mạng tháng Tám (1945), là một phần đất của làng Núi (Sầm Thôn), xã Lương Niệm và làng Trường Lệ, xã Trường Lệ, cùng thuộc tổng Cung Thượng. Từ tháng 6 năm 1946 đến tháng 11 năm 1947 là một phần đất của làng Núi, xã Sầm Sơn và làng Trường Lệ, xã Lê Viêm, huyện Quảng Xương.
Từ tháng 11 năm 1947, các xã Sầm Sơn và Trường Sơn sáp nhập thành xã Quảng Tiến, các xã Lãnh Phiên, Bạch Đằng và Lê Viêm sáp nhập thành xã Quảng Châu, huyện Quảng Xương. Tháng 6 năm 1954, xã Quảng Tiến được chia thành các xã: Quảng Tiến (mới), Quảng Sơn, Quảng Tường và Quảng Cư, xã Quảng Châu chia thành các xã: Quảng Châu (mới), Quảng Thọ, Quảng Vinh, địa giới phường Trường Sơn lúc này thuộc làng Núi, xã Quảng Sơn và xóm Vinh Sơn, xã Quảng Vinh.
Năm 1963, xã Quảng Sơn chuyển từ huyện Quảng Xương về thị trấn Sầm Sơn mới thành lập (thị trấn Sầm Sơn trực thuộc tỉnh Thanh Hóa).
Năm 1981, xóm Vinh Sơn chuyển từ huyện Quảng Xương về thị xã Sầm Sơn mới thành lập[11].
Năm 1983, phường Trường Sơn được thành lập[3], gồm các thôn: Bắc Nam, Thành Ngọc, Sơn Hải, Tài Lộc, Sơn Thủy, Trung Mới, Sơn Lợi, Sơn Thắng của làng Núi và thôn Vinh Sơn, hiện nay gồm các khu phố tương ứng với các thôn nêu trên.
Bãi biển Sầm Sơn, nhìn về phía dãy núi Trường Lệ
STT | Tên khu phố | Mã bưu chính |
1 | Khu phố Bắc Nam | 442087 |
2 | Khu phố Thành Ngọc | 442088 |
3 | Khu phố Sơn Hải | 442089 |
4 | Khu phố Sơn Thủy | 442090 |
5 | Khu phố Tài Lộc | 442091 |
6 | Khu phố Trung Mới | 442092 |
7 | Khu phố Sơn Thắng | 442093 |
8 | Khu phố Sơn Lợi | 442094 |
9 | Khu phố Vinh Sơn | 442095 |
Di tích và thắng cảnh
Trên địa bàn phường Trường Sơn có cụm di tích và danh thắng cấp quốc gia được công nhận từ năm 1962 gồm đền Độc Cước, đền Cô Tiên, đền Tô Hiến Thành, hòn Trống Mái, bãi tắm Sầm Sơn Ngoài ra, còn có một di tích cấp tỉnh[1]. Phường Trường Sơn cũng có gần 1 km bãi biển phục vụ du lịch.
Đền Độc Cước
Bài chi tiết:
Đền Độc Cước nằm trên hòn Cổ Giải của núi Trường Lệ, thuộc khu phố Sơn Hải, phường Trường Sơn.
Đền thờ thần Một Chân (Độc Cước), theo truyền thuyết đã có công tự xẻ đôi thân mình, dẹp loài Thuỷ Quái, bảo vệ dân chài Sầm Sơn. Theo sắc phong năm Cảnh Hưng thứ 14 (1783) còn giữ lại trong đền thì thần Độc Cước tên là Chu Văn Khoan, được vua phong "Độc Cước Sơn Triều". Đền đã qua nhiều lần trùng tu, hiện còn những chiếc cột bằng gỗ lim, gỗ chò và một số đồ thờ, bia, tượng, có phong cách nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 18 và 19.
Đền Độc Cước là nơi diễn ra Lễ hội bánh chưng bánh dày hàng năm vào ngày 12 tháng 5 âm lịch.
Đền Tô Hiến Thành
Đền thờ Tô Hiến Thành
Đền nằm ở sườn đông bắc của núi Trường Lệ, cách đền Độc Cước 300 m, thuộc khu phố Sơn Hải, phường Trường Sơn[15]. Đền thờ Thái uý Tô Hiến Thành thời Lý. Năm 1161, Tô Hiến Thành được Lý Thánh Tông cử cầm quân vào dẹp loạn ở vùng ven biển Thanh Hoá, giúp nhân dân địa phương mới được an cư lạc nghiệp. Sau này, ông được nhân dân nhiều địa phương ven biển Thanh Hóa lập đền thờ. Hiện nay, đền chỉ còn lại bộ kiệu từ xưa, đang được cất giữ trong đền Độc Cước. Hàng năm, nhân dân địa phương tổ chức lễ hội thắp hương ở đền vàp ngày 16 tháng 2 âm lịch.
Đền Cô Tiên
Đền nằm ở phía nam núi Trường Lệ, thuộc khu phố Vinh Sơn, phường Trường Sơn, thờ một người con gái làm nghề thuốc cứu nhân độ thế. Địa thế của đền khá thoáng đãng, từ đây có thể nhìn thấy bãi biển các xã Quảng Vinh, Quảng Hùng, huyện Quảng Xương, đảo Hòn Mêvà vùng biển Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia.
Theo truyền thuyết, trong làng có đôi trai gái yêu nhau tha thiết. Chẳng may cô gái bị bệnh hủi, nên bị đuổi khỏi làng. Cô gái phải ra hang núi ở và chàng trai cũng bỏ làng ra theo, rồi họ trở thành vợ chồng. Một lần tình cờ cô gái hái một loại lá cây ăn và lành bệnh. Từ đó nàng làm nghề thuốc để cứu nhân độ thế. Khi mất, nàng được lập đền thờ, gọi là đền Cô Tiên. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng đền này là nơi thờ vọng thần Độc Cước.
Niên đại cũ nhất còn ghi lại trong đền là năm Thành Thái thứ 2 (1890). Trong đền hiện còn những câu đối bằng chữ Hán. Năm 1960, Hồ Chí Minh đã thăm Đền Cô Tiên và đã gặp gỡ, trò chuyện với một số dân làng núi.
Đền Hoàng Minh Tự
Đền Hoàng Minh Tự thuộc khu phố Sơn Thuỷ, phường Trường sơn, còn được gọi là Đền Đệ Tam hay Đền Hạ (theo vị trí địa lý, Đền Độc Cước là Đền Thượng, Đền Tô Hiến Thành là Đền Trung). Đền nằm giữa khu nhà ở của cư dân, cách đền Tô Hiến Thành khoảng 300 m theo đường chim bay. Trước kia, xung quanh nhiều cây cổ thụ. Nhưng trong thế kỉ 20, đền đã bị phá, sau được trùng tu lại. Các hiện vật cũ gồm có nếp nhà có từ năm Bảo Đại thứ 3 (1929), hai bức tượng võ quan mặc triều phục, tay cầm gươm, chiếc kiệu song loan vào loại lớn, đang đặt ở đền Độc Cước và hai đạo sắc năm Thành Thái thứ 13 (1902) và Khải Định thứ 6 (1922).
Đền thờ vị nhân thần Hoàng Minh Tự, đỗ hoàng giáp, do đó là biểu tượng cho sự học hành đỗ đạt. Đền được công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh từ năm 2005.
Về nhân vật Hoàng Minh Tự, có tích cho rằng, ông vốn quê ở xã Quảng Vinh, huyện Quảng Xương, nhà nghèo phải đi ở. Gia chủ nuôi thầy trong nhà để dạy con học, Hoàng Minh Tự sáng dạ, nên nghe lỏm bài thầy giảng. Về sau ông đi thi và đỗ hoàng giáp. Khi nghỉ hưu, Hoàng Minh Tự đã về sống ẩn dật ở khu vực này. Khi ông mất, thi hài ông được mối đùn lên thành nấm mồ và rất linh thiêng, nên nhân dân địa phương đã lập đền thờ. Cũng có tích lại nói rằng Hoàng Minh Tự vốn là một viên quan của nhà Tống, tên thật là Hoàng Hiển. Khi nhà Tống bị tiêu diệt thì Hoàng Hiền cùng với một số gia thuộc chạy sang Việt Nam và tham gia đánh giặc Nguyên - Mông. Ông đã lập nhiều chiến công, nên được vua Trần phong 'Minh tự'. Vì thế nhân dân quen gọi ông là Hoàng Minh Tự. Về già, ông về ở ẩn ở vùng Kẻ Trường, nay là xã Quảng Vinh, huyện Quảng Xương. Sau khi ông mất, dân trong vùng lập đền thờ.
Hàng năm, vào ngày 26 tháng 2 âm lịch, đền tổ chức lễ tưởng niệm Hoàng Minh Tự[16].
Hòn Trống Mái
Không nhầm với Hòn Trống Mái trên
Hòn Trống Mái bên bãi biển Sầm Sơn
Hòn Trống Mái nằm trên đường từ đền Độc Cước lên đền Cô Tiên, gồm hai hòn đá lớn, chồng lên trên một bệ đá chênh vênh nhưng bền vững, được coi là biểu tượng của một cặp uyên ương chung thuỷ.
Theo truyền thuyết, thuở xa xưa, nơi đây là bờ biển. Một lần, có chàng trai đánh cá làng Trường Lệ thấy một cô gái bị sóng biển xô vào bờ. Chàng trai đã cứu sống nàng, rồi hai người yêu nhau và thành vợ chồng. Nhưng cô gái vốn là một nàng tiên bị Ngọc Hoàng đày xuống hạ giới. Hết hạn đày, Ngọc Hoàng sai chư thần xuống đưa tiên về trời, nhưng nàng không chịu. Khi Thiên Lôi được Ngọc Hoàng sai xuống trị tội thì thấy đôi vợ chồng cùng tất cả đồ đạc, gia súc trong gia đình đều đã biến thành đá, để được vĩnh viễn bên nhau.
Kinh tế:
Kinh tế của phường Trường Sơn chủ yếu dựa trên việc khai thác du lịch, ngoài ra còn một bộ phận dân cư làm nghề cá.
Theo thống kê năm 2006, tổng giá trị sản phẩm xã hội của phường Trường Sơn là 191 tỉ đồng, trong đó thủy sản chiếm 10% GDP. Có 357 trong tổng số 2.522 hộ với 750 lao động trong tổng số 11.850 nhân khẩu làm nghề cá và có 286 trong tổng số gần 800 tàu, thuyền của thị xã Sầm Sơn.
Giáo dục:
Trên địa bàn phường có Trường THPT Sầm Sơn.
Ngoài ra còn có THCS Nguyễn Hồng Lễ, THCS Trường Sơn và trường tiểu học Trường Sơn.
Giao thông:
Phường Trường Sơn là điểm đầu của quốc lộ 47.
Các đường phố chính: đường Lê Hoàn, đường Lê Lợi, đường Nguyễn Du, đường Hồ Xuân Hương, đường Tô Hiến Thành, đường Tây Sơn, đường Thanh Niên.
Nguồn từ: https://vi.wikipedia.org/wiki/